2021 年世界移民及難民日

2021 年 9 月 26 日,星期日,是第107屆世界移民及難民日。今年的主題是《邁向一個愈加寬廣的我們》,靈感來自教宗在《眾位弟兄》通諭中的呼籲:「再也沒有『其他人』,而只有『我們』(眾位弟兄35)。」


每年 9 月的最後一個星期日是世界移民及難民日,這是一個致力於關懷和聲援流離失所者的日子,為其面臨眾多挑戰祈禱,並提高對移民帶來的機遇的認識。而今年度慶祝的日子則定在 9 月 26 日。

 

2021年9月26日星期日上午,新竹教區在桃園聖母聖心堂舉行彌撒,為移民和難民祈禱。

 

由於新冠病毒疫情仍未消退,參加移民和難民節的人數仍然受限。今年的移民和難民日彌撒,由新竹教區主教李克勉主禮,三位共祭的神父是:本堂張文福神父、阮文雄神父和祕魯籍的副本堂王世龍神父,以及來自菲律賓和越南的 40 名移工、移民教友參與了彌撒。

今年的移民和難民彌撒氣氛莊嚴而熱烈,彌撒中的《天主經》由移民和難民用中文詠唱,祈禱詞則由各個移民和難民代表以其母語誦唸。越南婦女並身著其傳統服飾參加了彌撒。

 

「我們」

教宗在文告中介紹了「我們」的概念的歷史,明確指出它存在於天主的創造計劃中,當他創造男人和女人時雖彼此不同,但和全人類的救主相輔相成(參見創世記一27-28)。 「我們」是救恩歷史的開始和結束,也是耶穌奧蹟的核心。

 

「我們」受到傷害且面目全非

但是現在,這個「我們」遭到狹隘而好戰的民族主義和極端個人主義形式所打擊而支離破碎,受傷且面目全非。受此影響最大的是那些被視為其他人的人:外國人、移民、邊緣化的人、生活在貧困邊緣的人。教宗因此發出雙重呼籲:「向天主教徒和世界上的每個人發出呼籲,共同邁向一個更大的『我們』。」

 

一個更為公教會的教會

對於天主教徒,教宗呼籲更加忠於我們的天主教「公教會」的身份,正如聖保祿提醒厄弗所人:「只有一個身體和一個聖神,正如你們蒙召,同有一個希望一樣。只有一個主,一個信德,一個洗禮(弗四4-5)。」教會的大公教會性質和普世性必須包括所有時代,「公(天主)教徒被召喚在他們自己的社群中共同努力,使教會比以往任何時候都更具包容性,執行耶穌委託給她的使命。尤其在今日,使徒教會蒙召走上街頭,到社會中生活的邊緣,醫治傷口,尋找失喪的人,不帶偏見或恐懼,不問其信仰、服飾,但願意打開帳幕,包容包括移民、難民、流離失所者和人口販賣受害者在內的所有的人。」(瑪十7-8)教宗指出,「移民生活可以被視為福傳使命的新『邊疆』,是宣揚基督和本著慈善精神見證基督信仰的特殊機遇,同時對其他宗教團體深深尊重。」

 

「一個包含且超過的『我們』」

聖座在文告呼籲世界人民團結起來,成為一個更大的「我們」,重建人類家庭,共同建設正義與和平的未來,並保護世界,確保沒有人被遺落在後面。透過《宗徒大事錄》第二章9-11節 中五旬節事件的啟發,教宗勉勵我們努力拆除阻礙的壁壘,搭建起橋樑,建立一種相遇的文化,使得我們能更深刻認識聯繫。他並指出,移民運動是我們克服恐懼,並讓自己獲得多樣性而豐富能力的機會。

 

「一起夢想」

彌撒結束時,移民和難民代表感謝主教和前來主持彌撒為移民和難民祈禱的神父們。 彌撒結束時,主教、神父與移民與難民並四合影留念。

 

桃園 2021 年 9 月 26 日報導


影片連結:https://youtu.be/U31Ou6JrGqM

 

(Vietnamese)

THÁNH LỄ DI DÂN VÀ TỊ NẠN 2021

Chúa nhật 26/9/2021, Ngày Quốc tế Di dân và Tị nạn lần thứ 107, với chủ đề “Hướng tới một ‘chúng ta’ ngày càng rộng lớn hơn”, được gợi hứng từ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha trong thông điệp Fratelli tutti: “Cuối cùng không còn ‘những người kia’, mà chỉ có một ‘chúng ta’” (Fratelli tutti, 35).

 

Ngày Thế giới Người di dân và Tị nạn được cử hành hàng năm vào Chúa Nhật cuối cùng của tháng Chín. Đó là ngày dành để bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình liên đới đối với những người dễ bị tổn thương khi di tản; để cầu nguyện cho họ khi họ phải đối mặt với nhiều thách thức và nâng cao nhận thức về những cơ hội mà người di cư mang lại. Ngày này năm nay sẽ được cử hành vào ngày 26/9.

Sáng ngày Chúa nhật ngày 26/09/2021, tại Cộng Đoàn Giáo Xứ Trái Tim Đức Mẹ, Đào Viên Đài Loan đã diễn ra Thánh lễ cầu nguyện cho những người Di dân và Tị nạn.

Với Đại dịch Covid vẫn còn chưa thuyên giảm, nên đại lễ Di dân và Tị nạn vẫn còn hạn chế số người về tham dự. Về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho người Di dân và Tị nạn năm nay, có sự hiện diện của Đức Giám mục Giáo phận Tân Trúc, Lee Kee Mian cùng 3 Linh mục đồng tế: Cha quản xứ Giuse Trương Văn Phóng, Cha Phê-rô Nguyễn Văn Hùng, Cha Wang Shi Long ( Người Peru)  và  40 người di dân và tị nạn của hai nước Philippin và Việt Nam.

Thánh lễ Di dân và Tị nạn năm nay được diễn ra long trọng và sốt sắng, Kinh Lạy Cha được hát bằng tiếng Trung bởi những người di dân và tị nạn, mỗi lời nguyện giáo dân được đọc lên từ những người di dân và tị nạn theo tiếng bản địa của mỗi đất nước, bộ trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam được những người phụ nữ việt nam khoác lên trong thánh lễ.

“Chúng ta”

Trong sứ điệp, trước hết, trình bày về lịch sử của ý niệm “chúng ta”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng nó đã có trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Người tạo dựng con người, nam và nữ, khác nhau nhưng bổ sung cho nhau (xem St 1,27-28). Và Người cứu độ toàn thể nhân loại. “Chúng ta” đã có ở khởi đầu và kết thúc của lịch sử cứu độ và ở tâm điểm của các mầu nhiệm của Chúa Giê-su.

“Chúng ta” bị thương tích và biến dạng.

Nhưng hiện nay, cái “chúng ta” này bị đổ vỡ và phân mảnh, bị thương tích và biến dạng do các hình thức chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và hiếu chiến và chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Những người chịu hậu quả nhất của điều này là những người bị xem là người khác: ngoại kiều, người di dân, người bị gạt ra bên kề, những người sống trong những vùng ngoại biên của cuộc sống.

Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi kép: đến các tín hữu Công giáo và đến mọi người trên thế giới, để cùng nhau tiến tới một “chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn.

Một Giáo hội Công giáo hơn.

Với các tín hữu Công giáo, Đức Thánh Cha kêu gọi dấn thân để trung thành hơn với căn tính “Công giáo” của chúng ta, như thánh Phao-lô nhắc cộng đoàn Ê-phê-sô: “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4, 4-5).

Đặc tính Công giáo và tính hoàn vũ của Giáo hội phải bao gồm mọi lứa tuổi. “Các tín hữu Công giáo được mời gọi làm việc cùng nhau, mỗi người ở giữa cộng đồng của mình, để làm cho Giáo hội trở nên hòa nhập hơn bao giờ hết, khi thực hiện sứ mạng được Chúa Giê-su giao phó cho các Tông đồ (xem Mt 10,7-8).”

Cụ thể, ngày nay, “Giáo hội được mời gọi đi đến các đường phố, các vùng ngoại biên của cuộc sống để chữa lành các vết thương và tìm kiếm người lạc lối, không thành kiến hay sợ hãi, không chiêu dụ tín

đồ, nhưng sẵn sàng mở rộng căn lều của mình để đón nhận mọi người”, trong đó có nhiều người di dân và tị nạn, người tản cư và nạn nhân của nạn buôn người.

Theo Đức Thánh Cha, “Làn sóng di dân có thể được xem là ‘biên cương’ mới cho sứ vụ, một cơ hội đặc biệt để loan báo Chúa Ki-tô và làm chứng cho đức tin Ki-tô trong tinh thần bác ái và sự tôn trọng sâu sắc dành cho các cộng đồng tôn giáo khác.”

Một thế giới bao gồm hơn

Tiếp đến Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người trên thế giới cùng nhau tiến đến một “chúng ta” ngày càng rộng lớn hơn, để canh tân gia đình nhân loại, cùng nhau xây dựng một tương lai công bằng và hòa bình, và bảo đảm không ai bị bỏ lại đằng sau.

Được cảm hứng từ biến cố Ngũ Tuần trong sách Công vụ Tông đồ (2, 9-11), Đức Thánh Cha kêu gọi nỗ lực phá đổ những bức tường ngăn cản chúng ta và xây dựng các nhịp cầu kiến tạo văn hóa gặp gỡ, với ý thức sâu sắc về mối liên kết sâu sắc của chúng ta. Ngài nói rằng các phong trào di dân là cơ hội để chúng ta vượt qua sợ hãi và để cho mình được phong phú bởi sự đa dạng khả năng của mỗi người.

Cùng nhau ước mơ.

Và cuối cùng, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta được mời gọi để cùng nhau mơ ước, không sợ hãi, như một gia đình nhân loại duy nhất, như những người bạn đồng hành trong cùng một cuộc hành trình, như những người con trên cùng một trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta, tất cả là chị em và anh em.”

Trong bài giảng của Đức Cha Lee Kee Mian, ngài chia sẻ đến thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô về ngày lễ Di dân và Tị nạn năm 2021, Ngài nhắc chúng ta hãy nên một trong đức Kitô, nên một với Đức Cha với Giáo hội toàn cầu và trong Cộng đoàn chúng ta, và sức mạnh của chúng ta có được là từ sự đoàn kết, yêu thương nhau. Chúng ta hãy dâng tất cả mọi sự lên cho Chúa để chúng ta có sức mạnh để đối diện với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống này.

Cuối thánh lễ, đại diện người Di dân và Tị nạn có bài cám ơn Đức Cha cùng quý Cha đồng tế đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho những người Di dân và Tị nạn. Kết thúc thánh lễ, Đức Cha cùng quý Cha và những người Di dân và Tị nạn chụp chung tấm hình lưu niệm.

Đào viên ngày 26-9-2021

 

 

VIDEO LINK: https://youtu.be/U31Ou6JrGqM

 
 
 
Joomla3 Appliance - Powered by TurnKey Linux